Blog

5 sai lầm phổ biến nhất khi bán hàng online bằng profile

Bạn có đang mắc những sai lầm này không? Nếu bạn tìm thấy chính những sai lầm của mình trong kinh doanh online? Chúc mừng bạn đã tìm được cơ hội để đi đến hiệu quả hơn.

Trước tiên, tôi xin phân tích sơ về ƯU và NHƯỢC của kênh profile.

* ƯU ĐIỂM:

– Tiếp cận khách hàng MIỄN PHÍ, không cần trả tiền cho Mark.
– Khả năng tương tác cao, có thể chủ động giao lưu, inbox, trò chuyện, thuyết phục khách hàng dễ dàng.
– Hiệu quả hiển thị cao hơn so với Fanpage.
– Dễ dàng tạo dựng niềm tin với khách hàng lẻ hơn -> khả năng chốt đơn cao.
– Không lo lắng về thanh toán, tài khoản, chính sách; không sợ Facebook hắt hơi sổ mũi, nói chung là ổn định và an toàn hơn page khá nhiều.

* NHƯỢC ĐIỂM:

– Tiếp cận khách hàng tốn khá nhiều thời gian, công sức
– Số lượng tiếp cận không lớn bằng page.
– Phong cách không chuyên nghiệp như page
– Không có sẵn các công cụ hỗ trợ phân tích, đánh giá, tối ưu khả năng tiếp cận, nói chung việc sàng lọc khách hàng tương đối thủ công.
– Khi đã tiếp cận đối tượng nào thì chỉ bán hàng được cho đối tượng đó.

=> Sau khi đã nêu ra những ƯU và NHƯỢC kể trên thì có lẽ bạn cũng thấy, profile luôn là một kênh bán hàng cực hấp dẫn, nhưng không phải dành cho tất cả mọi người và tất cả mọi loại hàng. Vì không hiểu được đặc thù đó của profile nên rất nhiều bác đã vấp phải 05 SAI LẦM KINH ĐIỂN sau đây.



Sai lầm 1. CHỌN SAI SẢN PHẨM

Thông thường bán sản phẩm hay dịch vụ, chúng ta sẽ đi vào 2 hướng kinh doanh:
– Bán MỘT sản phẩm/dịch vụ cho NHIỀU người, mỗi người mua một lần.
– Bán NHIỀU sản phẩm/dịch vụ cho MỘT người, mỗi người mua nhiều lần.

Tôi xin lấy ví dụ cho loại hình thứ nhất, là dịch vụ chụp ảnh cưới chẳng hạn. Hầu như mỗi khách hàng chỉ sử dụng sản phẩm của chúng ta một lần, trừ các khách đặc biệt. Còn loại hình thứ hai, ví dụ là hàng thời trang, mỹ phẩm, vé máy bay, đồ ăn…, một khách hàng hoàn toàn có thể mua nhiều sản phẩm, hoặc tái sử dụng sản phẩm của chúng ta nhiều lần.

Nói đến đây, chắc các bác cũng hiểu ra vấn đề, đó là kênh profile hầu như chỉ phù hợp cho loại hình kinh doanh hai mà thôi. Đặc điểm của loại hình này đó là không cần lượng khách hàng quá lớn, nhưng lại rất cần giữ chân khách hàng và tạo mối quan hệ tốt đẹp với họ. Điều đó, may mắn thay chính là sở trường của profile.

Như vậy, nếu bạn đang kinh doanh loại hình số 1, ví dụ như sản phẩm tai nghe bluetooth, laptop, vali, in thiệp cưới, thiết kế nhà cửa… thì rõ ràng kênh fanpage sẽ phù hợp hơn. Tất nhiên, tôi không nói là bạn không thể bán được sản phẩm thứ 2 cho một khách, tuy nhiên thời gian để họ mua cái thứ hai sẽ rất lâu, và nó không hiệu quả tính trên công sức tiếp cận mà bạn bỏ ra. Thay vào đó, lập page, chạy ads, bán xong đổi tệp khách hàng sẽ là phương án hợp lý hơn.

Sai lầm 2. LẠM DỤNG CÔNG CỤ

Hiện nay có rất nhiều công cụ được quảng cáo là giúp bạn kết bạn "tự động”, lập nick "tự động”, bán hàng qua facebook "tự động”… Và hiệu quả khi sử dụng tool là như thế nào chắc bạn đều rõ. Một số bạn bỏ tiền mua tool với niềm tin rất trong sáng rằng mình chạy hàng trăm nick, mỗi nick full bạn 5000 người thì chỉ vài hôm là có tệp khách hàng 500.000 người. Nghe quá đã! Nhưng sau một thời gian chạy tool thì các bác mới phát hiện ra đơn hàng không hề có. Vì sao vậy?

Yếu tố quan trọng là phải có chiến lược đúng.

Vậy thế nào mới là chiến lược đúng, xin mời các bác hóng trong các phần tiếp theo nhé. Bây giờ em xin nói về sai lầm tiếp theo.

Sai lầm 3. SPAM

SPAM hay không SPAM chính là điều tạo nên sự khác biệt giữa một marketer đích thực và người không chuyên. Đồng thời, đây cũng chính là vấn đề mà những người mới bán hàng qua profile thường gặp nhất.

Biểu hiện dễ thấy nhất của họ chính là up ảnh sản phẩm, viết bài quảng cáo liên tục lên news feed. Một hai bài đầu, anh em bạn bè cũng vào like, share, thậm chí là mua ủng hộ. Nhưng càng ngày lượt tương tác cứ thưa dần và rồi bài post không còn ai quan tâm nữa. Đơn giản là mọi người đã unfriend hoặc unfollow hết rồi.

Một kiểu khác cũng khá phổ biến là tag, tag và tag. Với hành vi spam vô duyên như thế này thì dù nể nang đến đâu cũng buộc phải unfriend, nếu không thì phiền phức không thể chịu được. Ngoài ra còn có rất nhiều kiểu spam như inbox tự động, đăng lên tường, gắn ảnh… tất cả đều rất thiếu chuyên nghiệp và phản tác dụng.

Một người bán hàng chuyên nghiệp không bao giờ spam, họ thu hút những khách hàng phù hợp bằng những nội dung phù hợp, và luôn chú ý để không làm phiền những đối tượng khác. Vì vậy, nếu bạn đang spam thì tôi khuyên hãy dừng lại ngay. Rất nhiều người đã thử spam theo kiểu "quảng cáo nhầm còn hơn bỏ sót”, kết quả là hàng không bán được và các bạn kết luận kênh profile không hiệu quả, sau đó lại quay về với ads.

Tất nhiên sự thật không phải vậy mà do cách làm của họ sai lầm mà thôi.

Sai lầm 4. KHÔNG PHÂN TÍCH ĐỐI TƯỢNG

Như tôi đã nói ở trên, đặc điểm của profile là cách tiếp cận thủ công nên mất thời gian. Nếu không phân tích kỹ càng thì bao nhiêu công sức kết bạn sẽ đổ hết xuống sông xuống biển.

Đối với ads, nếu một tệp khách hàng chạy không hiệu quả, bạn chỉ cần dừng chiến dịch và sửa lại tiêu chí. Nhưng với profile thì chuyện không đơn giản như vậy. Quá trình tạo ra một profile full bạn có thể mất tới vài tháng, thậm chí lâu hơn nữa, không phân tích kỹ càng, các bác có thể đánh mất ngay nồi bánh chưng của cả nhà.

Kinh nghiệm ở đây là dành thời gian nghiên cứu thật kỹ, và trong quá trình nuôi nick chúng ta cho mỗi nick tiếp cận theo một hướng cho an toàn, nếu thấy đối tượng nào hợp lý sẽ đi vào nhiều hơn.

Về kỹ thuật phân tích đặc điểm khách hàng thì đã có nhiều bài đưa ra, chỉ xin lưu ý là các bác sẽ phải lọc thông tin thủ công bằng cách lướt qua profile của từng khách hàng tiềm năng, chứ không phải tự động như khi chạy ads đâu bạn nhé.

Sai lầm 5. LÀM CONTENT BÁN HÀNG SAI CÁCH

Sai lầm này bắt nguồn từ việc bạn bê nguyên content bán hàng trên website và fanpage kinh doanh sang status hoặc album của nick mà không phân biệt được sự khác biệt căn bản của 2 đối tượng này.

Đây là một bí quyết rất quan trọng, nhưng tôi nghĩ không phải ai cũng chú ý và ứng dụng (kể cả sau khi đọc bài này). Cụ thể là:

Khi một người like, xem fanpage bán hàng thì mục tiêu chính của họ là tiếp nhận các thông tin về chính SẢN PHẨM HOẶC DỊCH VỤ của page đó.

Ngược lại, khi một người A kết bạn với một người B thì mục tiêu chính của họ là tiếp nhận các thông tin về CUỘC SỐNG của người B. Vì vậy, việc bê nguyên các bài viết bán hàng lên profile là một sai lầm rất lớn vì nó chả liên quan gì đến MỐI QUAN TÂM của khách hàng kia cả.

Vấn đề là chúng ta phải làm sao khéo léo kết hợp giữa cuộc sống của nhân vật B với sản phẩm hoặc dịch vụ mà chúng ta đang kinh doanh. Có rất nhiều cách để làm việc này. Tôi xin ví dụ một cách rất đơn giản là kể một câu chuyện về việc hôm nay bán hàng, được khách hàng cảm ơn ra sao; hoặc đăng một bức ảnh shop đang rất đông khách với tâm trạng "Cảm thấy hào hứng” và location chính là "tại cửa hàng thời trang XYZ”…

Còn rất nhiều chiêu thức trong bí kíp này, có thể khiến bạn chưa quan tâm đến kênh profile thay đổi hoàn toàn cách nhìn về nó. Tôi nhớ thời Facebook mới xuất hiện, nói đến bán hàng qua Facebook thì cũng chính là bán qua profile. Nhưng về sau, Mark muốn thành tỷ phú nên đã tích cực lăng xê cho công cụ Facebook Ads, đồng thời tặng rất nhiều coupon, bỏ ngỏ chính sách cho anh em bán hàng chạy nhiều, kiếm tiền dễ dàng rồi thành nghiện. Bây giờ mỗi khi nói đến bán hàng thì ai cũng nghĩ ngay về ads.

Giờ đây Mark thì đã thành tỷ phú thật rồi, cũng chính là lúc Facebook phải quay lại khép chặt vấn đề quảng cáo. Thời buổi vạn người bán chả có nổi dăm người mua, ads sẽ còn khó khăn và biến động nhiều nữa. Tôi rất muốn chia sẻ để bạn nhìn lại và khai thác kênh này, vì cửa kinh doanh vẫn còn rất sáng bạn nhé.

(Nguồn: Biên tập từ bài viết của Chu Ngọc Cường trên group iSocial)

Từ khóa: 5 sai lầm phổ biến nhất khi bán hàng online bằng profile, ban hang tren facebook, kinh doanh qua mang
Chia sẻ:
Blog liên quan
Dịch vụ
  • Đăng tin rao vặt
  • Booking Media
  • Dịch vụ Content
  • Dịch vụ khác
  • Email marketing Online
  • Facebook Marketing
  • Forum seeding
  • Quản trị website theo yêu cầu
  • Quảng cáo Google
  • SEO
  • Hỗ trợ trực tuyến
    Bạch Hạ Dung


    Hotline: 0933 747 137
    Davi Nguyen


    Hotline: 0169 992 5159
    Hoạt động - khuyến mãi
    Sale Off
    Đăng ký nhận khuyến mãi

    Tác phẩm "Cha già cha nghèo" của Robert Kiyosaki

    12 bí quyết tặng quà trong cuộc sống

    5 thành phẩn quan trọng trong tiếp thị Internet

    Download 5 chương sách Làm ít hơn kiếm nhiều tiền hơn

    Design by WebGiaReSG