Kinh nghiệm

Thuật ngữ thương hiệu (Phần 3)

DichvuPro.vn - Các thương hiệu mạnh thường được hình thành trong một tổ chức mà nội bộ khuyến khích văn hóa thương hiệu.

Một môi trường với văn hóa thương hiệu sẽ thúc đẩy tầm nhìn và hành động hướng tới việc xây dựng thương hiệu. Người đóng vai trò to lớn nhất trong việc nối kết văn hóa thương hiệu chính là CEO và lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp.


Nhân viên sẽ quyết định thương hiệu.

Ý tưởng "thương hiệu” có thể được hiểu như là " trải nghiệm”. Một thương hiệu ngày nay là một tổ hợp các trải nghiệm và nhận thức chúng ta có được từ một thực thể nào đó. Vì thế, sẽ không ngạc nhiên khi ta nói rằng yếu tố quyết định lớn nhất cho trải nghiệm thương hiệu chính là nhân viên của doanh nghiệp đó.


Dù bạn sử dụng dịch vụ hàng không, y tế, đi mua sắm,, cảm nhận về các nhân viên mà ta phải tiếp xúc sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức về thương hiệu hơn cả nhiều năm quảng cáo trên tạp chí và truyền hình.


Nhận định này đã dẫn đến một làn sóng đầu tư vào "thương hiệu nhân viên " hay còn gọi là "thương hiệu nội bộ”, hay các công ty thương hiệu truyền thống coi là "quản lý thương hiệu”. Đặt nhân viên ở vị trí trung tâm của phương trình thương hiệu đã thay đổi cách các nhà lãnh đạo nghĩ về văn hoá doanh nghiệp và cách văn hoá này tạo nên những hành vi phù hợp và chuyển hoá các hành vi này thành trải nghiệm tốt đẹp và lâu dài của khách hàng.

Dù nhận thức là như vậy, con đường thành công dẫn đến chuỗi "nhân viên - sự phục vụ - lợi nhuận” vẫn còn rất nhiều trở ngại. Quản lý doanh nghiệp hiện tại vẫn theo phong cách chỉ đạo-và-quản lý. Phong cách của thời đại công nghiệp này đã làm nhân viên ngày nay càng lúc càng xa rời với doanh nghiệp. Đó chính là lý do tại sao mọi người thấy chương trình truyền hình "The Office” thật vui và gần gũi; vì ta thấy những nghịch lý trong công việc và hệ thống quản lý của chúng ta tái hiện lên màn ảnh.

Tệ hơn là tình trạng này trở nên trầm trọng hơn sau hơn hai năm suy thoái kinh tế với hàng loạt sa thải, giảm ngân sách, giảm lương, cắt thưởng, và thất hứa.


Nếu nhân viên cảm thấy thất vọng và xa cách trong chính cơ quan của họ thì làm sao họ có thể mang đến cho khách hàng và cả đồng nghiệp những trải nghiệm thương hiệu tốt được? Quan trọng hơn là làm sao bạn có thể xây dựng lại lòng tin và sự tận tụy với công ty để ta có thể kết hợp giữa thương hiệu và chiến lược?


Franchise: Nhượng quyền thương hiệu

Franchise có nguồn gốc từ tiếng Pháp, "franc” có nghĩa là "free” (tự do). Franchise là một mô hình kinh doanh thành công và phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Franchise chính là mô hình nhân rộng thương hiệu hay mô hình kinh doanh


Nhượng quyền thương hiệu là việc cho phép người khác được sử dụng thương hiệu hay bán các sản phẩm dịch vụ của mình. Bên nhượng quyền (Franchisor) và bên nhận nhượng quyền (Franchisee) sẽ ký kết một hợp đồng franchise, qua đó bên nhận nhượng quyền sẽ được sử dụng thương hiệu hay mô hình kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định và phải trả một mức phí cho việc nhượng quyền này.


Một mô hình kinh doanh tạo lợi ích cho các bên tham gia.

Với chủ thương hiệu (Bên nhượng quyền - franchisor) việc nhượng quyền thương hiệu sẽ đem lại 3 lợi ích chính: (1) mở rộng nhanh được mạng lưới bán hàng mà không cần đầu tư xây dựng hệ thống hay nguồn nhân lực, (2) gia tăng giá trị thương hiệu, (3) gia tăng doanh số và lợi nhuận từ nguồn thu chi phí nhượng quyền.


Với đơn vị được nhượng quyền (franchisee) sẽ có các lợi ích: (1) sở hữu cơ sở kinh doanh mà mô hình đã được ứng dụng thành công nên giảm thiểu rủi ro, (2) được sự hỗ trợ tư vấn của chủ thương hiệu về các vấn đề liên quan như sản phẩm, dịch vụ, cách quản lý, tiếp thị…, (3) được sử dụng thương hiệu đã có uy tín nên lượng khách hàng sẽ nhiều và ổn định hơn.


Nhượng quyền thương hiệu đang được ứng dụng rất thành công trong nhiều lĩnh vực kinh doanh từ quy mô nhỏ như trạm xăng, cửa hàng, quán ăn, nhà hàng… đến các loại hình kinh doanh đòi hỏi nguồn vốn lớn như khách sạn, bệnh viện…


Người nhượng quyền (Franchisor) sẽ nhận được 2 khoản phí từ người nhận quyền thương hiệu (Franchisee) là: (1) khoản phí của việc sử dụng thương hiệu; (2) khoản phí của việc đào tạo và tư vấn cho người nhận nhượng quyền. Đôi khi 2 loại phí này được gộp chung lại thành một khoản phí là "quản lý phí” được nêu rõ trong hợp đồng chuyển nhượng.


Việc cấp phép sử dụng thương hiệu thường được giới hạn trong một khoản thời gian và không gian địa lý nhất định. Thời gian thông thường là từ 5-30 năm, còn không gian địa lý thì có thể chỉ là một điểm hay nhiều điểm kinh doanh trong một hoặc vài vùng miền nào đó.

Dưới đây là chi phí nhượng quyền của các thương hiệu hàng đầu thế giới (tham khảo số liệu từ Wikipedia):


Subway (Sandwiches and Salads):

- Chi phí đầu tư ban đầu: $84.300-$258.300

- Số đối tác: 22.000 (trên toàn thế giới 2004)


Mc Donald’s (thức ăn nhanh)

- Chi phí đầu tư ban đầu: $995,900 – $1,842,700

- Số đối tác: 37.300 (trên toàn thế giới 2010)


7-Eleven (cửa hàng tiện lợi)

- Chi phí đầu tư ban đầu: $40,500- 775,300

- Số đối tác: 28.200 (trên toàn thế giới 2004)

FreelancerViet Sưu tầm


Từ khóa: Thuật ngữ thương hiệu (Phần 3), newsday, newsday.vn, digital marketing, online marketing, viral marketing, freelancer, mạng xã hội
Chia sẻ:
Kinh nghiệm liên quan
Dịch vụ
  • Đăng tin rao vặt
  • Booking Media
  • Dịch vụ Content
  • Dịch vụ khác
  • Email marketing Online
  • Facebook Marketing
  • Forum seeding
  • Quản trị website theo yêu cầu
  • Quảng cáo Google
  • SEO
  • Hỗ trợ trực tuyến
    Bạch Hạ Dung


    Hotline: 0933 747 137
    Davi Nguyen


    Hotline: 0169 992 5159
    Hoạt động - khuyến mãi
    Sale Off
    Đăng ký nhận khuyến mãi

    Tác phẩm "Cha già cha nghèo" của Robert Kiyosaki

    12 bí quyết tặng quà trong cuộc sống

    5 thành phẩn quan trọng trong tiếp thị Internet

    Download 5 chương sách Làm ít hơn kiếm nhiều tiền hơn

    Design by WebGiaReSG