Kinh nghiệm

Event freelancer - Agency một nhân viên

DichvuPro.vn - Chìa ra tấm danh thiếp không có logo công ty, không có địa chỉ… mà chỉ có một số thông tin cá nhân ngắn gọn và chức danh "Event freelancer”, Minh Thy cho biết cô là một trong số rất nhiều bạn trẻ đang tạo dựng sự nghiệp bằng nghề tổ chức event tự do (event freelancer).

 

Chân dung event freelancer


Khi mà những event của công ty cả năm mới có một, hai cái để làm thì ít có công ty nào tuyển riêng một nhân viên chỉ để đảm nhận mảng tổ chức sự kiện. Nếu họ đang cần tổ chức một lễ kỷ niệm ngày thành lập, hay một buổi hội nghị khách hàng, rất có thể họ sẽ nghĩ đến việc giao cho một vài nhân viên trong công ty đảm nhận hoặc thuê một event agency thầu việc này. Tuy nhiên các nhân viên ở công ty vốn không chuyên về việc này có thể làm nên một event không như mong đợi, còn nếu thuê mướn agency, họ phải chuẩn bị tinh thần là chi phí có thể tăng gấp đôi. Lúc này event freelancer là một lời giải cho bài toán, kết hợp được sự chuyên nghiệp, bài bản như agency và chi phí chỉ nhỉnh hơn công ty tự làm một chút.


Những người làm nghề event freelancer có thể là những người "free” đúng nghĩa, tức là dành toàn thời gian cho công việc freelancer hoặc có thể đang làm việc ở một công ty nào đó và nhận những dự án tổ chức event về làm như một nghề tay trái, nhưng nhìn chung đều là những người có kinh nghiệm và tay nghề trong lãnh vực này, có mối quan hệ rộng rãi để đảm bảo được nhận dự án liên tục. Họ thường tập hợp thành một nhóm để hỗ trợ nhau cùng làm.


Để chuẩn bị một event đòi hỏi khá nhiều thời gian nên thông thường những người làm marketing, PR, event cho công ty mình thì còn có thể sắp xếp thời gian để làm, còn những người làm event cho các agency hầu như không xoay sở được vì thời gian ở công ty họ không ổn định mà phụ thuộc vào khách hàng, có event là phải vắt chân lên chạy. Tuy rằng một số công việc có thể giao cho những cộng tác viên rảnh rỗi hơn quản lý, nhưng ai cũng công nhận rằng làm event freelancer khi đang làm song song công việc ở công ty là rất vất vả.


Chị Minh Thảo, một event freelancer nhiều năm trong nghề chia sẻ "Khi có event, mình quản lý việc triển khai và bảo đảm tiến độ, còn những việc phụ thì giao cho một số em sinh viên "cứng tay” đảm nhận. Nhưng dù sao kinh nghiệm làm việc và kỹ năng xử lý tình huống của các em cũng chưa dày dạn nên tiếng là quản lý chứ mình phải can thiệp khá nhiều. Những lúc dự án đang chạy, ngồi ở công ty mà như ngồi trên đống lửa, vừa làm việc vừa để đầu óc, tay chân giải quyết các công việc ở bên ngoài, đôi lúc có điện thoại lại len lét chạy ra ngoài nghe”.


Con đường đến với nghề


Đa phần các freelancer nảy sinh ý định làm freelance sau khi đã nhận tổ chức một vài event cho những người quen của họ. Anh Minh Đức – một event freelancer khác chia sẻ rằng sau khi nhận làm một event cho công ty của người bạn thân theo tinh thần giúp đỡ là chính, anh nhận ra rằng mình có thể kiếm được nhiều tiền hơn so với việc đi làm công ăn lương ở công ty và nhận khoản thưởng còm sau mỗi event cực nhọc trần thân mới hoàn thành. Vậy là anh tự tạo dựng cho mình công việc event freelancer và nó đã theo anh đến nay.


Minh Thy thì đến với nghề sau một thời gian nghỉ việc khỏi công ty cũ vốn là một event agency. Chị tâm sự "Mình nghỉ khỏi công ty cũ do một số bất đồng nhưng quan trọng hơn là muốn nghỉ ngơi một thời gian vì làm event cảm thấy quá mệt mỏi rồi, quanh năm suốt tháng cứ xấc bấc xang bang không lúc nào ngơi tay. Nhưng nghỉ được hai tháng thì thấy thừa tay thừa chân lại nhớ nghề. Vô tình có người bạn có event cần làm nên rủ đến công ty cộng tác, giúp họ tổ chức event đó. Vừa làm xong lại được chính công ty đó giới thiệu ngay một chỗ khác cần làm event, rồi cuối cùng thành freelancer luôn, khi nào có event thì chạy, không đi làm cho công ty nào nữa. Chắc làm event trở thành cái nghiệp rồi, không bỏ được”.


Thông thường những người quản lý đều không muốn nhân viên của mình chạy "chân trong chân ngoài”, mất tập trung vào công việc chính nên những ai đang có "nghề tay trái” này đều phải "làm chui”. Nhưng đôi khi cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra vì việc giấu diếm không hề dễ dàng. Chị Thảo kể về tai nạn nghề nghiệp của mình: "Một lần mình có việc đi ra ngoài một chút, chỉ gấp laptop lại chứ không tắt máy. Rất xui là hôm đó máy sếp bị hư nên lấy của mình qua dùng tạm. Vậy là bao nhiêu báo giá, checklist… bày ngồn ngộn ra trước mắtsếp, mình trở về nhìn thấy cảnh đó thót cả tim. Cuối giờ sếp gọi mình đến, hỏi về công việc "ngoài luồng”, rồi nhỏ nhẹ chốt hạ rằng chị không muốn thấy em sử dụng thời gian ở công ty, dung máy của công ty (laptop do công ty cấp cho mình) để làm những công việc khác. Sau hôm đó mình suy nghĩ nhiều, thấy áy náy với sếp lắm nên quyết định viết đơn xin nghỉ việc. Sau đó mình đã dành toàn thời gian cho công việc freelancer”.


Có thể nói trong các nghề có thể làm freelancer, làm event là nghề vất vả nhất và mang tính "vận động chân tay” nhất so với các nghề khác như designer, PR, marketing… Tuy nhiên nó vẫn hấp dẫn nhiều eventer bởi họ là những người không ngại đối mặt với khó khăn. Những buổi brainstorm mị cả đầu, những con số nhảy tứ tung khi lên dự trù ngân sách và tính toán lợi nhuận, cảm giác hồi hộp trước mỗi event "của chính mình”, những chầu ăn mừng chiến thắng sau mỗi event diễn ra suôn sẻ… là những trải nghiệm thú vị mà chỉ những freelancer mới cảm nhận nhiều hơn ai hết.


Một số người, sau một thời gian lăn lộn với nghề freelancer, đã tự đứng ra thành lập công ty riêng, và tạo dựng được chỗ đứng nhất định trong ngành.


Những bí quyết thành công


Để có dự án làm liên tục đòi hỏi event freelancer phải là người quảng giao, có nhiều mối quan hệ có thể biến thành cơ hội kinh doanh. Họ cũng là người tạo được lòng tin với khách hàng của mình, vì đa phần các công ty không muốn giao trái trứng vàng cho người mình chưa tin tưởng về lai lịch và năng lực.


Khi được hỏi về vấn đề pháp lý và các thủ tục giấy tờ, anh Minh Đức cho biết: "Phức tạp nhất là vấn đề ký hợp đồng và xuất hóa đơn. Về nguyên tắc, các freelancer không ký được hợp đồng kinh tế vì họ không có pháp nhân như công ty, họ cũng không xuất được hóa đơn giá trị gia tăng. Nhiều công ty chấp nhận không lấy hóa đơn giá trị gia tăng nhưng nhiều khi họ đòi hỏi thì mình cũng phải chiều để lấy được dự án Nếu freelancer nhờ được công ty nào đứng ra ký hợp đồng và xuất hóa đơn cho họ là tốt nhất nhưng như vậy bạn sẽ phải san sẻ lợi nhuận với họ”.


Đối với những event freelancer có năng lực, việc sống khỏe với nghề không phải là điều vất vả bởi thu nhập đem lại sau khi trừ đi các khoản chi phí, thì tỷ lệ lợi nhuận còn khá cao vì không phải gánh vác các khoản chi phí như ở một công ty. Tuy nhiên, sau một thời gian chinh chiến với nghề, nhiều event freelancer thường đứng ra lập công ty, vừa đảm bảo ổn định vừa kinh doanh vừa có thể thuê mướn nhân viên phụ giúp họ cáng đáng những phần việc ngày càng tăng do các dự án "chảy" về nhiều hơn.

(Nguồn: eventchannel.vn)

 Bachhadung'blog

Chuyên cung cấp dịch vụ Digital Marketing Online, Event, Offline

[Email]: Bachhadung@gmail.com


Từ khóa: Event freelancer - Agency một nhân viên, event, chuyên viên event, event, Event freelancer - Agency một nhân viên, newsday
Chia sẻ:
Kinh nghiệm liên quan
Dịch vụ
  • Đăng tin rao vặt
  • Booking Media
  • Dịch vụ Content
  • Dịch vụ khác
  • Email marketing Online
  • Facebook Marketing
  • Forum seeding
  • Quản trị website theo yêu cầu
  • Quảng cáo Google
  • SEO
  • Hỗ trợ trực tuyến
    Bạch Hạ Dung


    Hotline: 0933 747 137
    Davi Nguyen


    Hotline: 0169 992 5159
    Hoạt động - khuyến mãi
    Sale Off
    Đăng ký nhận khuyến mãi

    Tác phẩm "Cha già cha nghèo" của Robert Kiyosaki

    12 bí quyết tặng quà trong cuộc sống

    5 thành phẩn quan trọng trong tiếp thị Internet

    Download 5 chương sách Làm ít hơn kiếm nhiều tiền hơn

    Design by WebGiaReSG