Kinh nghiệm

Thăng trầm nghề Freelance

Bén duyên với nghề Freelance từ năm 2010, khi đó tôi vẫn còn là nhân viên một công ty truyền thông quảng cáo, nhưng vì muốn trải nghiệm thêm 1 lĩnh vực mới, tôi đã apply thêm 1 job mới dạng freelance.

Và hiện nay, sau 2 năm trở thành 1 freelancer chính thức, tôi đã rút ra cho mình rất nhiều bài học giá trị. 
Có rất nhiều bạn nghĩ rằng làm freelacer là người làm bán thời gian, người không có việc làm cụ thể hoặc không tìm được việc làm nên ai thuê làm gì bán thời gian thì làm. Suy nghĩ đó hoàn toàn sai lầm và khi bạn có suy nghĩ đó thì bạn không thể đến với nghề Freelance.



Vì sao ngày càng có nhiều freelancer?

Vì đơn giản công việc này tự mình làm chủ chính mình, không bị quản thúc hay bó buộc thời gian bởi doanh số nhất định phải đạt theo tháng, theo quí, hay theo năm như trong 1 tổ chức nhất định, không phải nghe sếp phàn nàn, la mắng hay chê trách, và không phải sáng 8h phải có mặt ở công ty, đi trễ bị trừ lương, hay chiều phải viết bản xin phép về sớm đón con,…Là một freelancer bạn hoàn toàn tự do về điều đó. Cứ tự do mà vẫn có tiền!!!!!

Có lẽ quá tuyệt vời về viễn cảnh, nên rất nhiều bạn chọn nghề freelace để kiếm sống. Nhưng hỏi mấy ai thành công và trụ lâu với nghề, hay chỉ được một thời gian phải chuẩn bị lại hồ sơ đi tìm việc?

Tôi đã có dịp tiếp xúc với nhiều bạn trẻ chia sẻ rất nhiều mơ ước và tham vọng với nghề freelance, có bạn còn xây cả một toà lâu đài starup rất hoành tráng. Nhưng có những thực tế trong nghề này, bạn cần phải biết.

Hãy nói không với freelance khi bạn chỉ có 1 mình

Bạn sẽ rất dễ bị stress, áp lực khi bạn xoay công việc đơn lẻ. Vì Freelacer là những người chịu trách nhiệm từ khâu sản xuất cho đến thành phẩm và cung cấp sản phẩm đầu cuối đến tay khách hàng. Với những job nhỏ lẻ bạn có thể tự "hô biến” được, nhưng nếu job lớn bạn không thể nào tự thân làm mà cần có sự trợ giúp, nếu không việc trễ deadline hay không đạt KPIs là điều rất dễ xảy ra.

Hãy nói không với Freelace khi bạn là người xài "giờ dây thun”

Việc đảm bảo đạt KPIs và đúng dealline, thực hiện theo đúng timeline đã cam kết sẽ nâng cao uy tín của người làm freelance với khách hàng. Nếu bạn cam kết 1 đường mà thời gian "độ trễ” 1 nẻo thì bạn rất dễ mất khách hàng và lâu dần  tạo nên "tính lười” khi nhận job, điều này rất khó để bạn có những job tốt và phát triển trong nghề. Hãy nhớ Freelancer là người tự do thời gian nhưng cũng là người rất đúng deadline và KPIs.



Hãy nói không với Freelacer khi bạn không chấp nhận rủi ro

Freelance là nghề khá nhiều rủi ro. Rủi ro khi nhận job, rủi ro về sự thay đổi thuật toán ảnh hưởng đến cam kết KPIs và cả rủi ro từ phía khách hàng. 

Tôi đã từng làm cho rất nhiều nhãn hàng lớn như Samsung, HTC, Huawei, Asuz, Mobifone, Viettel, vimomo, Aeon Mall,… »trúng thầu » những « ông lớn » là niềm kiêu hãnh cho cả team, nhưng làm với nhãn hàng càng lớn, bạn càng áp lực và chiến lược của họ thay đổi liên tục, action plan campaign hay timeline thay và xoay như chong chóng, rồi độ trễ về tạm ứng, thanh toán là chuyện xảy ra như cơm bữa và như là điều hiển nhiên chắc chắn freelancer phải lường trước.

Vì vậy, bạn phải có sự chuẩn bị tâm lý khi nhận job từ những vị lớn này, nếu không bạn sẽ dễ « nổi điên », dễ  hụt hẫng và bỏ job giữa chừng, bạn sẽ có tâm lý chung « sao lúc đầu cam kết ngon quá mà giờ phát sinh đủ thứ trên đời ? ». Hãy nhớ, đó là điều hiển nhiên. Nếu không đủ lực thì hãy nhận những job nhỏ, vừa tầm với bạn.

Hãy nói không với freelance khi bạn không chịu được áp lực

Tự do về thời gian nhưng không phải bạn không gặp áp lực, và freelacer không phải « cứ đi chơi cũng có tiền » như nhiều bạn từng nghĩ. Áp lực về KPIs, về deadline và áp lực về việc chồng đống job, nếu bạn không quản lí được thời gian của chính mình, không quản lí  được team, bạn sẽ dễ bị khách hàng « rượt » để rồi căng thẳng và áp lực là điều không thể tránh khỏi.

Áp lực về những phát sinh thay đổi từ phía khách hàng, Freelacer sẽ đau đầu với trạng thái hỗn độn « đi tiếp hay dừng lại đây ? ».

Áp lực về sự bất hợp tác của thành viên trong team khi có xung đột mâu thuẩn,… ảnh hưởng đến tiến độ của job,…
Chưa kể đến những áp lực về tài chính, job đã bàn giao nhưng hoài khách hàng không thanh toán, đòi nợ tốn bao nhiêu tiền điện thoại, gửi không biết bao nhiêu email mà khách hàng im re, các thành viên trong team nhăn nhó, bạn sẽ trúng đòn « tâm lí ».

Vậy đó, nghề freelance không hề « dễ nuốt », sẽ có người thành công và có người thất bại. Trên đây chỉ là vài thăng trầm mà 1 freelacer phải đối mặt, còn nhiều nhiều lắm. Ở bài sau tôi sẽ chia sẻ tiếp với bạn về thăng trầm khi freelacer hợp tác với bên thứ 3 để trển khai Job và bao nhiêu chuyện xảy ra, nhưng tất cả sẽ cho bạn bài học lớn để trưởng thành hơn trong nghề.

Bạch Hạ Dung


Từ khóa: Thăng trầm nghề freelance, freelancer, nghe freelancer, freelance
Chia sẻ:
Kinh nghiệm liên quan
Dịch vụ
  • Đăng tin rao vặt
  • Booking Media
  • Dịch vụ Content
  • Dịch vụ khác
  • Email marketing Online
  • Facebook Marketing
  • Forum seeding
  • Quản trị website theo yêu cầu
  • Quảng cáo Google
  • SEO
  • Hỗ trợ trực tuyến
    Bạch Hạ Dung


    Hotline: 0933 747 137
    Davi Nguyen


    Hotline: 0169 992 5159
    Hoạt động - khuyến mãi
    Sale Off
    Đăng ký nhận khuyến mãi

    Tác phẩm "Cha già cha nghèo" của Robert Kiyosaki

    12 bí quyết tặng quà trong cuộc sống

    5 thành phẩn quan trọng trong tiếp thị Internet

    Download 5 chương sách Làm ít hơn kiếm nhiều tiền hơn

    Design by WebGiaReSG